Scholar Hub/Chủ đề/#ngôn ngữ học tri nhận/
Ngôn ngữ học tri nhận là một lĩnh vực nghiên cứu trong ngôn ngữ học, tập trung vào việc nghiên cứu và mô tả tri nhận ngôn ngữ. Tri nhận ngôn ngữ bao gồm quá trì...
Ngôn ngữ học tri nhận là một lĩnh vực nghiên cứu trong ngôn ngữ học, tập trung vào việc nghiên cứu và mô tả tri nhận ngôn ngữ. Tri nhận ngôn ngữ bao gồm quá trình tiếp nhận và cách hiểu thông điệp ngôn ngữ. Lĩnh vực này nghiên cứu các yếu tố như ngữ nghĩa (ý nghĩa), ngữ âm (âm thanh), ngữ pháp (cú pháp), từ vựng và tiếp nhận ngôn ngữ trong các bối cảnh khác nhau. Mục tiêu của ngôn ngữ học tri nhận là hiểu rõ cách con người tiếp nhận, xử lý và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận tập trung vào việc nghiên cứu và mô tả quá trình tiếp nhận và hiểu thông điệp ngôn ngữ. Nó khám phá cách con người sử dụng và xử lý ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày, từ việc nhận biết âm thanh và từ vựng, đến cách xây dựng và hiểu câu và văn bản.
Một trong những khía cạnh quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận là ngữ nghĩa hay ý nghĩa của ngôn ngữ. Nó nghiên cứu cách con người gán ý nghĩa cho các từ và cấu trúc ngôn ngữ và cách nghĩa được truyền đạt, hiểu và tạo ra trong quá trình giao tiếp.
Ngữ âm cũng là một yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận. Nó tập trung vào việc nghiên cứu âm thanh và giọng điệu của ngôn ngữ, cùng với quy tắc và nguyên tắc mà con người tuân thủ để tạo ra và hiểu các âm thanh ngôn ngữ.
Ngữ pháp, cú pháp và cấu trúc câu cũng được nghiên cứu trong ngôn ngữ học tri nhận. Nó tập trung vào cách mà con người xác định cấu trúc và mối quan hệ giữa các từ và câu để truyền đạt ý nghĩa.
Ngoài ra, ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu cách con người tri nhận và sử dụng từ vựng và ngữ pháp trong các bối cảnh giao tiếp khác nhau. Nó tập trung vào việc hiểu cách mà ngôn ngữ được sử dụng trong các tình huống xã hội và văn hóa khác nhau và cách con người tương tác và xử lý thông tin ngôn ngữ trong các tình huống này.
Mục tiêu của ngôn ngữ học tri nhận là hiểu rõ quá trình tiếp nhận và xử lý ngôn ngữ của con người. Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách con người sử dụng và hiểu ngôn ngữ, từ đó có thể cung cấp thông tin và kiến thức quan trọng cho các lĩnh vực như giáo dục, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và truyền thông.
Hoán dụ ý niệm trong kết cấu x (vị từ) + “mặt” trong tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Hoán dụ ý niệm (HDYN) là một trong hai cơ chế tri nhận chủ yếu được nghiên cứu bởi Ngôn ngữ học tri nhận (NNHTN). Bài viết này trên cơ sở khảo sát 61 kết cấu vị từ + yếu tố “mặt” trong tiếng Việt đã phân tích một số biểu trưng HDYN của “mặt” dưới góc nhìn của NNHTN. Bài viết đã góp phần làm rõ cơ chế tạo nghĩa trong các ngữ cố định có chứa yếu tố “mặt” nói riêng, từ đó sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có những cái nhìn sâu rộng hơn về cơ chế và phạm vi của HDYN.
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
#hoán dụ ý niệm #biểu trưng hoán dụ ý niệm #ngôn ngữ học tri nhận #cơ chế tạo nghĩa
NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN: TỪ LẬP TRƯỜNG CHUNG ĐẾN MỘT SỐ LUẬN THUYẾT CƠ BẢN Bài báo này giới thiệu Ngôn ngữ học Tri nhận từ hai phối cảnh khác nhau. Trước tiên, bài báo xem xét lập trường chung và thảo luận những liên đới của nó đối với các chủ đề nghiên cứu của Ngôn ngữ học Tri nhận. Sau đó, bài báo trình bày một số luận thuyết cơ bản được các nhà Ngôn ngữ học Tri nhận chấp nhận như những giáo lý hoặc nguyên lý chỉ đường.
#Ẩn dụ #Duy lý luận #Dựa trên sử dụng #Kết cấu #Kinh nghiệm luận #Ngôn ngữ học Tri nhận.
Mạng ngữ nghĩa của giới từ 'in' trong tiếng Anh và 'trong' trong Tiếng Việt Bài báo xem xét mạng ngữ nghĩa của giới từ \'in\' trong tiếng Anh và từ tương đương \'trong\' trong tiếng Việt. Kết quả cho thấy có sự giống nhau và khác nhau về cách hình thành ý niệm thế giới quan thông qua nhận định không gian của người nói hai ngôn ngữ. Sự khác nhau này là xuất phát từ thói quen cư trú của người dân Việt từ ngàn xưa tạo nên những nét văn hóa đặc trưng. Lý do quan trọng hơn hết là do sự khác nhau trong việc hình thành bản đồ tri nhận. Do vậy, khi người nước ngoài học tiếng Việt hay người Việt học tiếng Anh cần phải nắm được bản đồ tri nhận này giữa hai ngôn ngữ. Phần cuối cùng của bài báo nêu lên một số kiến nghị giúp biên dịch/ biên phiên dịch có cái nhìn tổng quan để tránh một số lỗi có thể mắc phải trong quá trình chuyển dịch ngôn ngữ thuộc về không gian, cụ thể là giới từ \'in\' trong tiếng Anh và \'trong\' trong tiếng Việt.
#Ngôn ngữ học tri nhận #giới từ #hiện tượng đa nghĩa #mạng ngữ nghĩa
Về bốn ẩn dụ ý niệm trong thơ Nguyễn Bính Qua khảo sát 102 văn bản thơ Nguyễn Bính, trong bài viết này, chúng tôi vận dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận để xác lập bốn ẩn dụ ý niệm thi ca xuất phát từ các miền nguồn CON THUYỀN và VIỆC DỆT VẢI, đồng thời chỉ ra các cơ chế tạo thành chúng, nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa kinh nghiệm văn hóa và việc ý niệm hóa thế giới trong thơ Nguyễn Bính. Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Calibri","sans-serif";}
#ngôn ngữ học tri nhận #ẩn dụ ý niệm thi ca #cơ chế #kinh nghiệm văn hóa #Nguyễn Bính
Nghiên cứu việc dịch truyện cổ tích từ tiếng Anh sang tiếng Việt dưới góc nhìn của Ngôn ngữ xã hội học tri nhận Bài báo nghiên cứu những vấn đề nổi bật trong việc dịch truyện cổ tích tiếng Anh sang tiếng Việt dưới góc nhìn của Ngôn ngữ xã hội học tri nhận. Mục đích của nghiên cứu là để tìm ra những nét đặc trưng của truyện cổ tích tiếng Anh, những thành tựu cũng như tồn tại trong bản dịch tiếng Việt. Cơ sở lý thuyết của bài viết này dựa trên ý tưởng của Gitte Kristiansen và René Dirven [4] cũng như lý thuyết dịch của những nhà nghiên cứu Catford John Cunnison [2]. Peter Newmark [3] và Nguyễn Quốc Hùng [5]. Để phân tích dữ liệu, thủ pháp phân tích đối chiếu và quy nạp đã được thực hiện. Kết quả cho thấy bên cạnh những thành công, những bản dịch còn vài hạn chế nhất định. Nghiên cứu này đề cập ba vấn đề phổ biến trong những bản dịch. Đó là việc dịch không đầy đủ, dịch thừa và dịch không tự nhiên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất một số giải pháp đối với việc dịch thuật cùng một vài kiến nghị đối với người học tiếng Anh ở Việt Nam.
Đối chiếu ẩn dụ “风” trong tiếng Hán và “Gió” trong tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận Tóm tắt: Trong cuốn "Ẩn dụ chúng ta đang sống" (Metaphors We Live By), Lakoff và Johnson [1] đã chỉ ra rằng ẩn dụ không còn là cách diễn đạt lời nói nữa mà ẩn dụ là phương thức tư duy. Và ẩn dụ hoạt động như một cách nhận thức những khái niệm trừu tượng hay lĩnh vực không thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan thông qua những thuật ngữ về những khái niệm cụ thể và lĩnh vực quen thuộc. Kinh nghiệm về thời tiết là một trong những kinh nghiệm cơ bản của con người thường được sử dụng để diễn tả và giải thích các lĩnh vực cơ bản khác. Gió là một trong những hiện tượng thời tiết điển hình nhất. Trong bài viết này, chúng tôi thu thập và khảo sát những từ ngữ liên quan đến gió ở tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn của lý thuyết ẩn dụ ý niệm, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của ẩn dụ gió thể hiện trong tiếng Hán và tiếng Việt.Từ khóa: Gió, ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm, đối chiếu.
LUẬN GIẢI SỰ PHÁT TRIỂN NGHĨA CỦA ĐỘNG TỪ "CHẠY" THEO HƯỚNG TRI NHẬN Động từ chạy thể hiện một trong những động tác vận động cơ bản, phổ biến nhất của động vật nói chung, và con người nói riêng. Trải qua hàng ngàn năm sử dụng và phát triển, ngữ nghĩa của động từ chạy đã mở rộng ra rất nhiều. Khảo sát sâu ngữ nghĩa của động từ chạy và các động từ chuyển động khác theo đường hướng Ngôn ngữ học tri nhận hứa hẹn sẽ đem lại những hiểu biết mới về mối liên hệ giữa nhận thức, văn hoá, tư duy và ngôn ngữ. Việc khảo sát ngữ nghĩa của động từ chạy trong bài viết này cơ bản dựa vào Từ điển tiếng Việt (2015), đồng thời xem xét các trường hợp xuất hiện của động từ chạy trong các văn bản khác nhau, từ tác phẩm văn học đến báo chí truyền thông. Việc phân tích nghĩa và quá trình phát triển nghĩa của chạy áp dụng phương pháp phân tích nghĩa tố trong ngôn ngữ học truyền thống, kết hợp với những khái niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận như cách thức diễn giải nhận thức, sự nổi bật, cận cảnh, hậu cảnh, tương quan trải nghiệm và tương đồng tri giác. Kết quả phân tích cho thấy trong quá trình phát triển nghĩa, có những nghĩa tố của chạy đã biến đổi, hoặc mất đi, nhưng cũng có nghĩa tố mới xuất hiện do nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình nhận thức của con người. Các tham thể tham gia vào cấu trúc nghĩa của câu đảm nhận các vai nghĩa đa dạng, và ngữ nghĩa của động từ chạy cũng bị quy định, hoặc bị chi phối bởi đặc trưng, thuộc tính của những tham thể đó.
#động từ chuyển động #phát triển nghĩa #ngôn ngữ học tri nhận #tương quan trải nghiệm #tương đồng nhận thức
Tìm hiểu các biểu thức ẩn dụ về tình yêu đôi lứa chứa "lòng" trong tiếng Việt và :heart" trong tiếng Anh qua thi ca Ẩn dụ theo quan điểm tri nhận cho phép hiểu một miền ý niệm trừu tượng hơn thông qua một miền ý niệm ít trừu tượng hơn nhờ vào các biểu thức ngôn ngữ; đó là nơi hàm chứa và phần nào thể hiện văn hóa dân tộc. Lakoff và Johnson [5], Lakoff và Turner [6], Kövecses [2] và Lý Toàn Thắng [11] trong những công trình nghiên cứu về thuyết tri nhận đã khẳng định điều này. Bài viết tiếp cận hướng lý luận như vậy để khảo sát hơn 300 bài thơ tiếng Việt và gần 300 bài thơ tiếng Anh có biểu thức ẩn dụ về tình yêu đôi lứa chứa từ “lòng” trong tiếng Việt và từ “heart” trong tiếng Anh; từ đó phân tích và đối chiếu nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các biểu thức ẩn dụ có hai từ này. Khi xét ở khía cạnh văn hóa và ngôn ngữ để dẫn đến kết luận, người viết còn tham khảo những ý tưởng chủ đạo của Trần Ngọc Thêm [15] và một số nhà nghiên cứu liên quan đến văn hóa và ngôn ngữ.
#biểu thức ẩn dụ #tình yêu #văn hóa #ngôn ngữ học tri nhận #tiếng Việt #tiếng Anh